5 vấn đề cần biết về giá thể vi sinh dạng tổ ong

Như các bạn đã biết, giá thể vi sinh tổ ong là một loại giá thể thường được dùng rất nhiều trong bể sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Về hình dạng bên ngoài, giá thể có dạng tấm được làm bằng tấm nhựa PVC nhìn trông rất giống vĩ trứng gà.

Bài viết ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng với Thiên Phú chúng tôi tìm hiểu qua một số thông tin về sản phẩm giá thể vi sinh dạng tổ ong do chúng tôi cung cấp nhé.

Mục đích sử dụng giá thể vi sinh dạng tổ ong

Giá thể vi sinh dạng tổ ong cung cấp nơi cư ngụ cho các vi sinh vật trong trong bùn bám dính để tăng diện tích tiếp xúc giữa vi sinh cùng nước thải, qua đó mật độ vi sinh sẽ tăng trưởng, duy trì ổn định.

Các vi sinh vật trong bể sinh sống nhờ vào việc ăn các chất bẩn có trong nước thải, sau đó sẽ chuyển nước thải qua các công đoạn tiếp theo. Đây có thể nói là bước đệm trong quá trình giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải.

Thông số kỹ thuật giá thể vi sinh dạng tổ ong:

– Kích thước chuẩn: 1000*500mm

– 1m3 = 32 tấm

– Diện tích tiếp xúc thông thường từ 108 – 180 m2/m3.

– Chất liệu nhựa PVC.

– Nhiệt độ làm việc từ 5 đến 45 độ C.

– Độ dày sản phẩm: 0.25mm hoặc 0.35 mm

>> Tìm đọc thêm: Giá thể vi sinh dạng cầu

Điểm qua một số ưu điểm của giá thể vi sinh dạng tổ ong

Người ta sử dụng giá thể vi sinh dạng tổ ong bởi nó dễ vận chuyển và lắp đặt, chi phí đầu tư thấp, diện tích bám dính tương đối cao, có thể chịu được các loại hóa chất ăn mòn, tốc độ lưu thông cao nên có thể giảm tối đa sự tắc nghẽn đồng thời có độ chuyển hóa cao. Với chất liệu nhựa PVC nên độ bền của sản phẩm khá cao, tuổi thọ có thể lên đến 5 năm sử dụng.

Vậy thì lắp đặt giá thể vi sinh dạng tổ ong như thế nào là hợp lý ?

– Đầu tiên, bạn hãy dán các tấm giá thể vi sinh lại với nhau bằng keo dán sao cho các tấm khớp lại với nhau thành khối vật liệu đệm có kích thước: D x R x H = 1,0 x 0,5 x 0,5m.

– Tiếp theo lắp đặt một khung đỡ ở phía dưới giá thể để đảm bảo độ chắc chắn và có thể chịu được áp suất từ 1,0 – 1,5 bar.

– Sau đó, lắp khối giá thể vào bể sinh học sao cho tạo thành các khối xếp chồng lên nhau, chiều rỗng của giá thể nên đặt dọc theo bể để khí và nước có thể dễ dàng thoát lên. Về chiều cao của giá thể, có thể thiết kế từ 1 đến 2m theo yêu cầu.

– Cuối cùng, lắp thêm một khung dỡ giá thể ở phía trên nhằm đảm bảo độ cứng chắc trong quá trình vận hành.

4 giai đoạn hoạt động của giá thể vi sinh dạng tổ ong

Giá thể vi sinh hoạt động theo nguyên lý làm tăng diện tích tiếp xúc của các vi sinh vật có trong nước đối với giá thể, các vi sinh vật này sẽ bám dính vào bề mặt của giá thể và tạo thành một lớp màng vi sinh, đồng thời tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy sinh học.

4 giai đoạn hoạt động thường gặp của giá thể vi sinh dạng tổ ong:

– Giai đoạn 1: các vi sinh vật sẽ bám vào bề mặt của giá thể dạng tổ ong và tạo thành một lớp màng sinh học.

– Giai đoạn 2: vi sinh bắt đầu phát triển và thực hiện quá trình phân hủy sinh học.

– Giai đoạn 3: vi sinh vật tới giai đoạn này sẽ phát triển mạnh, trưởng thành và làm cho lớp màng trở nên dày hơn, nâng cao hiệu suất phân hủy sinh học lên mức cao nhất.

– Giai đoạn 4: sau khi đã phát triển đến một mức nào đó, vi sinh sẽ trở nên ổn định, đồng thời vi sinh này sẽ bong tróc ra ngoài dẫn đến sự trao đổi phân hủy chất hữu cơ thành nước và khí CO2.

Đến đây xin kết thúc nội dung bài viết tại đây, hi vọng qua nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại giá thể vi sinh dạng tổ ong này, mọi vấn đề cần được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với Thiên Phú qua hotline: 0989.787.301 để tư vấn thêm nhé.

Bình luận về bài viết này